Thức thời bỏ cuộc
Ngày 19.1, tại thôn Quyết Lâm (xã Thọ Lâm, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức lễ khánh thành và đưa Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Lamori Resort & Spa vào hoạt động. Lamori Resort và Spa chỉ cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thị Xuân) khoảng 1,5 km, cách cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân 8 km, đây là khu du lịch phức hợp “Tâm linh - Khám phá dã ngoại về nguồn” đạt tiêu chuẩn 5 Sao đầu tiên ở Thanh Hóa. Được xây dựng trên diện tích 54 ha, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, Lamori Resort & Spa sở hữu hệ thống tiện ích nghỉ dưỡng đồng bộ, hiện đại và đa dạng như: khu villa; trung tâm tổ chức sự kiện view hồ; hệ thống nhạc nước; chuỗi villa mặt hồ, villa trong lòng núi, villa nổi trên mặt hồ; bể bơi vô cực; khu spa, gym và yoga với đầy đủ trang thiết bị chăm sóc sức khỏe cao cấp...Tại Lamori Resort & Spa còn có cụm nhà hàng ven hồ nổi bật với sức chứa cùng lúc khoảng 700 khách được phục vụ bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp với đa dạng các món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương. Khi đưa vào vận hành, ngoài tạo việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng - chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh việc khánh thành Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa sẽ tạo cho khu vực một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, khắc phục được những yếu điểm tồn tại trước đây, mở ra cơ hội, vận hội mới để du lịch của H.Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cất cánh và sớm đạt mục tiêu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Ông Thi cho biết thêm, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhờ đó, kinh tế du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đón trên 15,3 triệu lượt khách, đứng thứ 4 cả nước, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%. Lamori Resort & Spa đi vào hoạt động góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang không gian đô thị, hạ tầng du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.Tình đồng đội
Hội thảo do Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam - Thụy Sĩ (SVBG) và Phòng thương mại Thụy Sĩ - Á châu (SACC), phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình và Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuyến công tác của lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn, cùng 10 doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tư tại Thụy Sĩ, Đức.
Cách vệ sinh bàn phím không gây nguy hiểm cho laptop
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
"Chiến thắng tuyệt vời ngày hôm nay. Tiến lên nào, Al Nassr!", Ronaldo viết trên tài khoản mạng xã hội X ngày 22.1, kèm theo đó là 2 biểu tượng hình quả bóng, tượng trưng cho 2 bàn thắng anh vừa ghi. Cú đúp này của danh thủ 39 tuổi người Bồ Đào Nha giúp CLB Al Nassr đánh bại dễ dàng đối thủ dưới cơ Al Khaleej với tỷ số 3-1 tại vòng 16 giải Saudi Pro League, diễn ra ngày 21.1.Tuy nhiên, có thể thấy Ronaldo không quá hào hứng, vì thành tích cá nhân của anh vẫn chưa đủ giúp Al Nassr cải thiện khả năng vô địch Saudi Pro League mùa 2024 - 2025, khi đội bóng này vẫn còn kém đến 11 điểm so với đội dẫn đầu là Al Hilal (thắng Al Wehda tỷ số 4-1 ngày 22.1). Chưa kể, Al Nassr còn sẽ bị một đối thủ khác là Al Ittihad (xếp thứ 2) cạnh tranh và cũng đang bỏ xa đến 8 điểm. Phía sau, đội bóng đang lên Al Qadsiah (với 31 điểm) chỉ thua Al Nassr 1 điểm, nhưng còn 1 trận chưa đấu trong tay, nếu thắng cũng sẽ soán ngôi thứ 3 của đội bóng Ronaldo đang giữ.Cho đến nay, Ronaldo đạt nhiều thành tích cá nhân đáng nể kể từ khi gia nhập Al Nassr (từ tháng 1.2023), như đạt đến cột mốc tổng cộng gồm 100 bàn thắng và kiến tạo sau 92 trận.Danh thủ sắp bước sang tuổi 40 vào ngày 5.2 tới đây, cũng đã đạt đến con số bàn thắng mơ ước 919 bàn thắng trong sự nghiệp, chỉ còn cách 81 bàn nữa để đạt kỷ lục 1.000 bàn thắng như từng hứa hẹn.Mặc dù vậy, về mặt thành tích cùng CLB, tất cả chỉ là con số 0 cho Ronaldo cùng với Al Nassr sau hơn 2 năm anh đến đây thi đấu. Chiếc cúp vô địch duy nhất có được chỉ là ở giải Arab Club Champions Cup không chính thức.Bất kể như vậy, Ronaldo sắp cùng Al Nassr ký thêm bản hợp đồng gia hạn đến sau World Cup 2026 có giá trị lên đến 200 triệu euro. Danh thủ này cũng sẽ được chia 5% cổ phần của đội bóng, và được quyền quyết định trong mọi bản hợp đồng mới mà CLB muốn tuyển mộ, theo tờ Marca (Tây Ban Nha).Ở mùa giải 2024 - 2025, Ronaldo và Al Nassr đã thất bại ở giải King's Cup và Super Cup. Họ chỉ còn hy vọng mong manh ở cuộc đua vô địch Saudi Pro League, trong khi tại giải AFC Champions League đã sớm vào vòng 16 đội.
Con gái tiết lộ phản ứng của Kim Tử Long khi không nối nghiệp cải lương
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.